Tương lai của giao diện người dùng (UI/UX) là gì?

Cập nhật ngày: 22/12/2024 - Đã có 2075 lượt xem bài viết này!
Tương lai của giao diện người dùng (UI/UX) là gì?
Chúng ta là những nhà thiết kế web và lập trình viên. Và rõ ràng công việc của chúng ta là xây dựng nên những ứng dụng hấp dẫn, và công việc này còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, đó là chúng ta phân tích những vấn đề trong thiết kế và khám phá những concept mới để giải quyết chúng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải nghĩ tới việc giao tiếp giữa thiết bị và người dùng, tạo nên sự giao tiếp đó. Chúng ta thiết kế những gì người dùng thấy và thao tác.

Tương lai của giao diện người dùng (UI/UX) là gì?

Chúng ta là những nhà thiết kế web và lập trình viên. Và rõ ràng công việc của chúng ta là xây dựng nên những ứng dụng hấp dẫn, và công việc này còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, đó là chúng ta phân tích những vấn đề trong thiết kế và khám phá những concept mới để giải quyết chúng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải nghĩ tới việc giao tiếp giữa thiết bị và người dùng, tạo nên sự giao tiếp đó. Chúng ta thiết kế những gì người dùng thấy và thao tác.

Designed by Timothy Reynolds

Vậy tại sao chúng ta lại đang khám phá tương lai của giao diện?. Đơn giản bởi vì chúng ta phát triển chúng. Chúng ta cần phải phát triển cùng với các phương tiện truyền thông. Cách đây 10 năm, không ai chứng minh được rằng mô hình thiết kế responsive sẽ trở thành một khuôn mẫu cho cả ngành công nghiệp như bây giờ. 

Người dùng đã thay đổi

Chúng ta đã sử dụng cách truyền thống để tương tác với phương tiện truyền thông trong một thời gian dài. Chúng ta có bàn, máy tính và bàn phím chuột như những thiết bị input. Chúng ta chấp nhận việc internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và mọi thứ sẽ gần như là bất khả thi nếu một ngày chúng ta không có internet.

 

Mobile first on Dribbble

Tuy nhiên, đang có một sự dịch chuyển lớn vào lúc này, đó là xu hướng chuyển dịch từ máy tính bàn (desktop) sang các thiết bị di động. Điều đó bắt buộc các designer phải thay đổi. Đối với chúng ta, đó là một sự tiến hóa rõ ràng nhưng nó sẽ thay đổi cách mà designer nhìn vào hệ thống chúng ta đang xây dựng.

Công việc thiết kế ngày càng trở nên phức tạp và việc hướng người dùng tới sự tối ưu trong trải nghiệm là một điều rất quan trọng. Chúng ta phải nghĩ về tập hợp những hành vi, kết quả ưa thích và những sai lầm phổ biến của người dùng. Chúng ta khong còn thiết kế một trải nghiệm "tĩnh" nữa, thay vào đó chúng ta tạo nên những hệ thống sinh động, tương tác hơn.

Google đã phân loại người dùng của họ thành 3 nhóm sau

  1. Người sử dụng lặp lại:  Những người có thói quen xem đi xem lại một lượng thông tin nhất định như email hay giá cổ phiếu..vvs.
  2. Rảnh rỗi: những người muốn giết thời gian.
  3. Khẩn cấp: người dùng muốn tìm kiếm một thứ gì đó đặc biệt và nhanh chóng.

Thói quen online của bạn sẽ biến bạn thành một người sử dụng lặp lại của một trang web,mạng xã hội là một ví dụ. Trò chơi trực tuyến hay nhưng trang tin tức mà bạn thỉnh thoảng vào đọc, là một ví dụ minh chứng bạn là một người rảnh rỗi.Cuối cùng, người dùng khẩn cấp là đối tượng những người muốn tìm kiếm thông tin nhanh nhất, như là giá sản phẩm, chi tiết dịch vụ mà họ đang cần tìm hoặc đơn giản là địa điểm gần nhất là ở đâu.

Để có thể thiết kế được những UX tốt, bạn cần giữ trong đầu những quy tắc sau.

Đánh lạc hướng liên tục

Thật ngạc nhiên là điện thoại di động đã trở nên ăn sâu vào trong lối sống của chúng ta. Đặc biệt kể từ khi sự xuất hiện của các notification, chúng tôi đang liên tục tái tạo lại sự chú ý. Ví dụ cụ thể nhất tôi có thể đưa ra là trong một buổi đi chơi với bạn bè. Nếu bạn nhận được một tin nhắn thông báo hoặc văn bản trong khi đang nói chuyện, thì khả năng cao bạn sẽ dừng và nhìn vào điện thoại của mình..

Trải nghiệm kết hợp

Trải nghiệm đa nền tảng là một sự phát triển tuyệt vời. Thay vì sản phẩm được thiết kế chỉ riêng cho một thiết bị, thì giờ đây bạn cũng có thể trải nghiệm sự mượt mà đó trên một nền tảng khác. Do đó, hiểu và nắm bắt được điểm mạnh, yếu của các nền tảng là một điều rất quan trọng.

Một ví dụ điển hình là Twitter làm thế nào để biến đổi từ trải nghiệm web sang trải nghiệm bằng di động, và khiến 2 nền tảng sử dụng điểm mạnh của chúng để nâng cao tính năng cho sản phẩm. Là một designer, điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải tập trung vào những gì người dùng cần, thay vì mãi tập trung vào những design pattern khác.

Vậy tương lai của UI/UX là gì?

Giao diện người dùng đồ họa

Giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface) không phải là tương lai, mà chính là hiện tại của UI/UX. Ý tưởng của giao diện người dùng đồ họa là bạn sẽ hoàn thành các tác vụ trực quan để lấy kết quả, như click vào link để mở trang mới.

 

Giao diện người dùng tự nhiên

Giao diện người dùng tự nhiên (natural user interface) là lộ trình mà chúng ta đang hướng tới. Đã có một vài trang web sử dụng lối thiết kế này, tuy nhiên thì nó vẫn chưa được dùng trong môi trường web chuẩn, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi sự hội nhập của tương tác tự nhiên sẽ trở nên thu hút hơn.

 

Touch UI trên Dribbble

Giao diện tự nhiên tập trung chủ yếu vào thao tác. Người dùng tương tác với thiết bị hay nền tảng để nhận được phản hồi, và thích tận hưởng việc trải nghiệm những thao tác "thật". Các thao tác là mọt trong những tài nguyên quý giá của Giao diện thiết kế tự nhiên, ví dụ như bạn có thể vuốt sang hai bên để di chuyển trong một thư viện ảnh hay danh sách bài hát..vv

Mailbox là một ví dụ cho Giao diện thiết kế tự nhiên

Giao diện hữu cơ

Trong khi chúng ta đang dần dần dịch chuyển từ giao diện đồ họa sang giao diện tự nhiên, thì một xu hướng thứ 3 cũng đang dần dần phát triển. Mặc dù sẽ mất một thời gian lớn nữa cho tới khi chúng ta có thể nhìn thấy và sử dụng chúng. Giao diện hữu cơ có nghĩa là chúng ta tác động vào hình dáng vật lý hoặc vị trí của thiết bị để điều khiển chúng.

 

Papertab

Tôi liên tưởng trường hợp này đến màn hình cong, và mặc dù công nghệ này đã trở nên phổ biến, nhưng nó cho ta thấy rất nhiều cơ hội để thay đổi và biến dạng các thiết bị. Và đương nhiên là giao diện hữu cơ sẽ cho chúng ta nhiều tùy chọn nhập/xuất dữ liệu hơn. Hiện tại thì chúng ta mới chỉ sử dụng trỏ và ấn nút, và sắp tới sẽ là các cử chỉ, chạm, nâng và xoay màn hình. Nếu bạn có hứng thú với những dự án như vậy,thì  Human Media Lab đã và đang cung cấp rất nhiều ý tưởng cho bạn.

Lời kết

Làm thế nào để bạn nhìn thấy tương lai? vai trò của chúng ta sẽ thay đổi thế nào? chúng ta sẽ tương thích với công nghệ mới nào? Mặc dù có rất nhiều câu hỏi có thể được hỏi tại thời điểm này, nhưng có một điều chắc chắn là: ngày kết thúc của khái niệm designer truyền thống chính là ngày hôm nay.

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

 

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục