Tại sao Node JS lại được đón nhận mạnh mẽ tại Việt Nam

Cập nhật ngày: 22/12/2024 - Đã có 805 lượt xem bài viết này!
Tại sao Node JS lại được đón nhận mạnh mẽ tại Việt Nam
JavaScript chỉ là một ngôn ngữ lập trình phía client chạy trên trình duyệt, phải không? Nhưng điều này không còn đúng chút nào nữa. Node.js là một cách để chạy JavaScript trên server, nhưng nó còn hơn thế nữa. Nếu bạn là một người có hứng thú trong việc phát triển web, thì bạn nên tìm hiểu đôi chút về Node.js và lý do tại sao nó đang tạo ra một làn sóng & sức hút rất lớn trong cộng đồng CNTT/CNPM  tại Việt Nam thời gian gần đây.

Tại sao Node JS lại được đón nhận mạnh mẽ tại Việt Nam

Node.js là gì? 

Node.js là một nền tảng chạy trên môi trường V8 JavaScript runtime - một trình thông dịch JavaScript cực nhanh chạy trên trình duyệt Chrome. Bình thường thì bạn cũng có thể tải bộ V8 và nhúng nó vào bất cứ thứ gì; Node.js làm điều đó đối với các web server. JavaScript suy cho cùng cũng chỉ là một ngôn ngữ - vậy thì không có lý do gì để nói nó không thể sử dụng trên môi trường server tốt như là trong trình duyệt của người dùng được. 

Trong một môi trường server điển hình LAMP (Linux-Apache-MySQL-PHP), bạn có một web server là Apache hoặc NGINX nằm dưới, cùng với PHP chạy trên nó. Mỗi một kết nối tới server sẽ sinh ra một thread mới, và điều này khiến ứng dụng nhanh chóng trở nên chậm chạp hoặc quá tải - cách duy nhất để hỗ trợ nhiều người dùng hơn là bằng cách bổ sung thêm nhiều máy chủ. Đơn giản là nó không có khả năng mở rộng tốt. Nhưng với Node.js thì điều này không phải là vấn đề. Không có một máy chủ Apache lắng nghe các kết nối tới và trả về mã trạng thái HTTP - bạn sẽ phải tự quản lý kiến trúc lõi của máy chủ đó. May mắn thay, có một số module giúp thực hiện điều này được dễ dàng hơn, nhưng công việc này vẫn gây cho bạn một chút khó khăn khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, kết quả thu được là một ứng dụng web có tốc độ thực thi cao. 

JavaScript là một ngôn ngữ dựa trên sự kiện, vì vậy bất cứ thứ gì xảy ra trên server đều tạo ra một sự kiện non-blocking. Mỗi kết nối mới sinh ra một sự kiện; dữ liệu nhận được từ một upload form sinh ra một sự kiện data-received; việc truy vấn dữ liệu từ database cũng sinh ra một sự kiện. Trong thực tế, điều này có nghĩa là một trang web Node.js sẽ chẳng bao giờ bị khóa (lock up) và có thể hỗ trợ cho hàng chục nghìn user truy cập cùng lúc. Node.js đóng vai trò của server - Apache - và thông dịch mã ứng dụng chạy trên nó. Giống như Apache, có rất nhiều module (thư viện) có thể được cài đặt để bổ sung thêm các đặc trưng và chức năng - như lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ file Zip, đăng nhập bằng Facebook, hoặc các cổng thanh toán. Dĩ nhiên, nó không có nhiều thư viện như PHP, nhưng Node.js vẫn đang ở trong giai đoạn ban đầu và có một cộng đồng rất mạnh mẽ ở đằng sau nó.
 
Một khái niệm cốt lõi của Node.js đó là các function bất đồng bộ (asynchronous functions) - vì vậy về cơ bản thì mọi thứ chạy trên nền tảng này. Với hầu hết các ngôn ngữ kịch bản máy chủ, chương trình phải đợi mỗi function thực thi xong trước khi có thể tiếp tục chạy tiếp. Với Node.js, bạn xác định các function sẽ chạy để hoàn thành một tác vụ nào đó, trong khi phần còn lại của ứng dụng vẫn chạy đồng thời. Nó là một chủ đề phức tạp mà tôi sẽ không đi vào quá sâu trong bài viết này, nhưng đó là một trong những đặc trưng tiêu biểu của Node.js, vì vậy việc nắm vững nó là điều hết sức quan trọng. 

Tại sao lại sử dụng Node.js?

Có 03 lý do khiến Node Js trở thành ngôn ngữ đang được ưa chuộng tại Việt Nam thời gian gần đây. Gồm:

Sự Phổ Biến Của Javascript:
Chính sự phổ biến của Javascript đã trở thành nền tảng giúp NodeJs được đón nhận mạnh mẽ từ cộng đồng. Với việc sử dụng ngôn ngữ phổ biến Javascript, NodeJs tự tạo ra lợi thế về người dùng do hầu hết các web developer đều biết tới ngôn ngữ này do đó họ không cần phải biết thêm một ngôn ngữ mới để có thể bắt tay vào việc tạo ra các ứng dụng trên server.
 
Ngoài ra, do Javascript là một ngôn ngữ được đánh giá là tương đối dễ học so với các ngôn ngữ lập trình khác nên việc thành thạo ngôn ngữ này không tiêu tốn quá nhiều thời gian.
 
Giao Tiếp Thời Gian Thực (Real Time)
Trước khi NodeJS xuất hiện, các ứng dụng trên máy chủ muốn giao tiếp với các máy khách của người dùng theo kiểu thời gian thực (các ứng dụng này còn được gọi là real-time application) sẽ cần tới các công nghệ như Flash của Adobe hoặc Java Applets của Oracle. Hiện tại thì các công nghệ này đã gần như lỗi thời do sự phức tạp của nó gây ra khi người dùng sử dụng ứng dụng (ví dụ với Flash người dùng cần phải cài thêm một phần mềm thứ 3 để có thể chạy được ứng dụng).
 
Ngoài ra, khi sử dụng các công nghệ trên thay vì NodeJs, giao tiếp giữa máy chủ và máy khách luôn được bắt đầu từ phái máy khách (client). Ví dụ, với một ứng dụng là trang mạng xã hội để đảm bảo thông tin trên tường luôn được cập nhật thì sau khi người dùng đăng nhập vào trang mạng, trình duyện của người đó phải gửi request tới máy chủ trong một khoảng thời gian cố định để kiểm tra xem đã có sự thay đổi nào trên cơ sở dữ liệu hay chưa.
 
Ngược lại với NodeJs, server máy chủ sẽ gửi thông báo cho máy khác khi có sự thay đổi trên cơ sở dữ liệu. Điều này tránh được việc phải gửi quá nhiều các request không cần thiết tới máy chủ và do đó tiết kiệm tài nguyên sử dụng.
 
Thêm vào đó, NodeJs đơn thuần chạy trên các nền tảng mở của web như HTML và Javascript nên khi xây dựng ứng dụng bằng NodeJs, người dùng sẽ không cần phải cài thêm bất cứ phần mềm thứ 3 nào để có thể chạy được các ứng dụng trong thời gian thực.
  

 
Được Sử Dụng Bởi Các Công Ty Lớn : 
Rất nhiều các công ty lớn trên thế giới đã sử dụng NodeJs để phát triển các ứng dụng. Trong đó có thể kể tới các công ty lớn như: Microsoft, Yahoo, LinkedIn, PayPal, eBay... Điều này khiến cho nhu cầu về lập trình viên NodeJs tăng lên do đó nhiều NodeJs được tiếp cận bởi nhiều lập trình viên hơn.

Ngoài ra nếu bạn đang quan tâm tới Node JS mời bạn tham gia sự kiện tại link: 
Mời bạn click vào đây <<<
 

BTV.Trần Thị Thu Trang
Phòng Truyền Thông IMicroSoft Việt Nam
Hotline: 0916 878 224
Email: trangttt2@imic.edu.vn

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

 

 

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục