Làm game hay làm app? Cách kiểm nghiệm một ý tưởng khi làm game/app

Cập nhật ngày: 08/10/2024 - Đã có 795 lượt xem bài viết này!
Làm game hay làm app? Cách kiểm nghiệm một ý tưởng khi làm game/app
Hiện nay, lĩnh vực mobile được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm vì đây là một thị trường được đánh giá là màu mỡ và Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Điển hình là tại sự kiện Vietnam Mobile Day 2016 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vừa rồi, số lượng người tham gia đã hơn 2000 người, rõ ràng sức hút của mobile đối với các bạn trẻ là rất lớn. Nhưng để tham gia vào lĩnh vực này, các bạn trẻ và các startup nên bắt tay vào làm game hay làm app? Làm thế nào để có thể biết được đâu là một ý tưởng tốt

Làm game hay làm app? Cách kiểm nghiệm một ý tưởng khi làm game/app

Danh mục:

  1. Làm game hay làm app?
  2. Một ý tưởng đơn giản là một lựa chọn tốt

Có lẽ đây là một trong những đắn đo của các developer, các nhà làm game khi quyết định chọn cho mình một hướng đi phù hợp với năng lực và sự phát triển của công nghệ.

Tại Vietnam Mobile Day 2016, ông Bùi Trường Sơn - BOD của sân chơi Bluebird Award, đồng thời cũng chính là CEO của .Gears, nơi sản xuất ra Flappy Bird, tựa game làm mưa làm gió một thời, ông chia sẻ về những kiến thức được đúc kết từ những kinh nghiệm trong thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực mobile để giúp các bạn trẻ có thể lựa chọn cho mình hướng đi và đưa ra quyết định chính xác nhất cho việc phát triển sản phẩm của mình.

Làm game hay làm app?

Khi làm game, thì từ ý tưởng, nội dung và những vấn đề đề tạo ra 1 game hoàn chỉnh là cả một quá trình, mất một khoảng thời gian không nhỏ. Ông Sơn chia sẻ với một tựa game mới và được làm trong 18 tháng, khi nhìn thì một số anh em làm game sẽ cho rằng game chỉ cần làm trong 2 tuần là xong. Tại sao lại như vậy? Vì để tạo ra được một con game hoàn thiện thì không phải ngày một ngày hai, việc làm lại 1 game đã có sẵn chỉ là clone game, việc quan trọng vẫn là ý tưởng. Và hơn hết là khi bạn cho ra mắt một tựa game thì một số người dùng rất thích nhưng một số khác lại cảm thấy không cần thiết, vậy làm sao để làm hài lòng một cộng đồng người chơi rất lớn và chúng ta hầu như không thể có được một sự quyết định chính xác được, đây chính là điều mà các nhà làm game luôn trăn trở. Hầu hết, những người làm game đều dựa vào cảm tính, họ làm ra một game và bản thân họ cảm thấy là phải, là đúng.

"Chúng ta đang ném ra đường 1 thứ mà chúng ta yêu quý mà không có cách nào có thể kiểm chứng được liệu cái này có làm cho người khác thích thú như chúng ta hay không? Vì vậy game và app là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, không thể lệ thuộc vào năng lực lập trình." - Ông Sơn khẳng định.

Ông Bùi Trường Sơn chia sẻ tại Mobile Day 2016

Vì thế, theo ông Sơn nếu bạn nào có khả năng lập trình giỏi nhưng không có ý tưởng về game, không thích chơi game, không thấy game nào hay khi chơi thì bạn không nên làm game vì điều này quá nguy hiểm, vì bạn sẽ tiêu tốn thời gian và trí tuệ vào những việc mà đáng lẻ ra bạn không nên làm.

Thật vậy, theo một nghĩa nào đó thì game cũng là app nhưng game không có 1 bài toán cụ thể, game không phục vụ cho người chơi cái mà họ cần, game phục vụ cho mục đính giải trí là chính và điều khó khăn nhất khi làm game là làm thế nào tạo ra được 1 con game đáp ứng được cái thị hiếu của đại đa số người dùng.

App lại hướng tới một mục tiêu rất đơn giản là giải quyết một vấn đề cụ thể cho một vấn đề thực đang xảy ra ngoài đời, thậm chí vấn đề đó đã được giải quyết bằng một cách nào đó như thủ công, trên web... vậy nếu nó trở thành một giải pháp trên mobile thì App là dùng công nghệ để giải quyết 1 bài toán tường minh, vì vậy cách làm app là luôn có một lộ trình, rất dễ đánh giá và khi làm app thì rất dễ có đối thủ cạnh tranh nên chúng ta có thể tự so sánh những sản phẩm của mình. Ông Sơn cho rằng để một app thành công thì phải cần 2 yếu tố: thứ nhất là khả thi, thứ hai là đơn giản nhưng điều quan trọng đây phải là một sản phẩm hoàn thiện.

Gian hàng Bluebird tại Mobile Day 2016 diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh

Một ý tưởng đơn giản là một lựa chọn tốt

Với vai trò là một giám đốc sản xuất, ông Sơn chia sẻ: "Nhiệm vụ của tôi là làm sao sản xuất được game nhanh nhất, rẻ nhất, đúng với nhu cầu khách hàng và kiếm được nhiều tiền nhất, công việc của tôi là chọn ra tính con người phù hợp với quá trình làm game đó để xếp chúng lại với nhau."

Cũng trong phần trình bày tại Mobile Day, ông Bùi Trường Sơn đã có những chia sẻ rất chân thành về công việc của mình trong lĩnh vực mobile. Ông chia sẻ: năm 2009, ông bị công ty làm game sa thải chỉ vì lý do công ty đã chạy rất tốt và không cần đến ông Giám đốc sản xuất nữa, ông cùng với 1 người bạn ra ngoài làm riêng, vào khoảng thời gian 2009, java app vẫn chưa biết đến nhiều, ngoài các công ly lớn như Gameloft hay Teamobi... trong giai đoạn này, ông cho rằng: "Để kiếm được tiền trong lĩnh vực mobile thì phải có nhiều người dùng, nhưng để có nhiều người dùng thì có 2 cách: thứ nhất phải bỏ tiền ra quảng cáo thật nhiều, thứ hai phải làm ra được sản phẩm mà người dùng cực kỳ yêu quý nó."

Và tại thời điểm đó ông thấy việc nhận kết quả sổ số với tin nhắn rất ngắn nhưng đa số mọi người không dùng cho việc này, và ý tưởng của ông là làm ra một app rồi tích hợp tin vào, và để mang lại sự nhanh chóng và tiện dụng nhưng vào khoảng thời gian đó thì chỉ có GPRS nên để hiển thị được nội dung cho người dùng thì phải là test, ý tưởng cực kỳ đơn giản nhưng ông cùng với người bạn quyết định chọn ý tưởng đó vì làm nó cực nhanh, và đến được với nhiều người dùng. Vậy là chỉ sau khoảng 3 tháng ông đã có được một app hoàn thiện, sau khi hoàn thành, ông cho người dùng sử dụng miễn phí app của mình và không phải tiêu tốn 1 đồng quảng cáo nào mà vẫn có được hơn 4000 người dùng trong thời gian ngắn.

Ông Sơn chia sẻ: "Ai cũng nghĩ rằng ý tưởng mình là vĩ đại, hoàn hảo nhưng thật sự nếu như muốn sản phẩm mình làm thương mại thì tôi sẽ chọn một ý tưởng thật đơn giản, có tính khả thi, có thể làm được trong thời gian ngắn."

Qua những nội dung mà ông Bùi Trường Sơn chia sẻ chắc hẳn các start up sẽ lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp trong sự phát triển của công nghệ mà đặc biệt là lĩnh vực di động..

BTV.Trần Thị Thu Huyền
Phòng Truyền Thông IMicroSoft Việt Nam
Hotline: 0916 878 224
Email: huyenttt@imicrosoft.edu.vn

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

 

 

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục