5 Yếu Tố Để Trở Thành Một Lập Trình Viên Giỏi
Danh mục:
2. Cùng chia sẻ để thành công.
5. Đừng trở thành lập trình viên khi bạn không có đam mê.
Những lập trình viên giỏi thực sự là người rất cẩn thận khi coding, bằng việc tập trung vào chất lượng code chứ không số lượng. Người lập trình viên trung bình rất thích code, họ dường như ngồi lì trước máy tính hầu hết thời gian để sinh ra hàng đống code nhưng chất lượng chương trình của họ có hoặc không thể làm việc hiệu quả, thường gặp bug và họ phải sửa chúng nhiều lần. Việc “viết code và fix bug” này làm phí hoài thời gian và chẳng bao giờ đạt tới chất lượng như khách hàng mong đợi. Đoạn code tốt được tạo ra bởi người lập trình viên có kỉ luật, họ biết từng vấn đề gặp phải cần mất bao lâu thời gian, lập kế hoạch cẩn thận về cách tiếp cận của mình để đảm bảo rằng họ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng.
Là người quản lí, tôi đã từng gặp cả hai kiểu lập trình viên này, khi tôi nói với họ: “Tôi cần công việc này được hoàn thành trước thứ sáu” và rồi trước thứ sáu, một ai đó tới và nói với tôi rằng: Sản phẩm của họ đã sẵn sàng cho việc test. Với những người này tôi có thể cảm thấy rằng sẽ có rất ít, nếu không nói là không có lỗi được tìm ra bởi team Tester - QA. Tuy nhiên, một số khác lại nói với tôi rằng: “Tôi vẫn còn đang tốn rất nhiều thời gian để code, nhưng nó sẽ xong vào cuối ngày thứ sáu hay đầu ngày thứ hai” . Với những lập trình viên như vậy, tôi có thể chắc chắn rằng họ có thể đã bỏ qua một số khâu kiểm tra lại để đáp ứng hạn chót và hầu hết đoạn code của họ đầy lỗi. Vì sao? Bởi vì người lập trình viên giỏi biết công việc cần bao nhiêu thời gian hoàn thành và lập kế hoạch công việc cẩn thận, họ sẽ cho tôi biết liệu họ có thể đáp ứng hạn chót hay không trong khi người lập trình viên trung bình thà ngồi code trước rồi mới hỏi câu hỏi đó sau.
Với mọi vấn đề đều có nhiều cách giải quyết nó nhưng người lập trình viên giỏi nhất sẽ cố gắng hiểu vấn đề trước khi làm bất cứ cái gì. Bằng việc hiểu vấn đề, người đó sẽ suy nghĩ cẩn thận về cách giải quyết nó và thảo luận nó với team của mình và tìm ra giải pháp tốt nhất. Việc lắng nghe các giải pháp từ mọi người sẽ khiến bạn nhìn nhận một vấn đề theo hướng đa chiều, thảo luận và tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó. Bằng việc nhìn vào vấn đề, hình dung ra kết quả, người đó sẽ hình dung mình cần giải quyết nó trong bao lâu. Ngược lại, với những lập trình viên trung bình sẽ ngay lập tức bắt đầu viết mã trước mà không suy nghĩ và rồi sửa nó nếu nó không đáp ứng yêu cầu. Kiểu “code trước tính sau ” và “sửa rồi code tiếp” này sẽ chẳng bao giờ tạo ra những phần mềm thực sự chất lượng cả, bởi vì họ càng sửa nó, họ sẽ càng tiềm ẩn bug trong tương lai.
2. Cùng chia sẻ để thành công.
Người lập trình viên giỏi nhất thường thích chia sẽ những công nghệ mới với team của mình và học lẫn nhau. Họ biết rằng bằng việc chia sẻ, họ sẽ học được nhiều hơn, thế nên khi họ tiếp cận công nghệ mới, họ sẽ thảo luận với team về những gì cần thiết cho công việc hiện tại để áp dụng, phần khác, nó giúp mọi người tránh mất thời gian và sai lầm thay vì tự mày mò nó một mình. Với những lập trình viên giỏi, họ luôn cố gắng trở nên tốt hơn bằng việc làm cho người khác giỏi hơn. Họ luôn tìm kiếm lời khuyên từ những người thâm niên trong ngành bởi vì những người này có kinh nghiệm, đã trải qua nhiều dự án và họ thường có những câu trả lời chính xác. Việc teamworks sẽ khiến công việc trở nên dễ dàng, khiến dự án có thể dễ dàng thành công hơn ngồi làm một mình.
Người lập trình viên trung bình có thể rất giỏi chuyên môn nhưng họ có tính khá giống một người hùng, được người khác thừa nhận nên họ không thích chia sẻ và giữ thông tin cho riêng mình, trong trường hợp này họ đánh mất giá trị của mình, vì thực sự, trong ngành công nghệ phần mềm, công việc cần sự chung tay từ mọi người và nếu trong một team mà có quá nhiều người thích tỏ ra anh hùng thì chung cuộc sẽ chẳng có ai thành anh hùng thực sự cả. Cho dù họ giỏi và có thể kết thúc công việc của mình đúng hạn nhưng nếu tất cả mọi người không thể hoàn thành dự án chung thì kết quả sẽ chẳng thể thay đổi. Thất bại vẫn sẽ đến vì sự ích kỷ.
Một trong những kĩ năng rất quan trọng của những lập trình viên hàng đầu đó là việc họ biết cách sắp xếp công việc. Người lập trình viên trung bình rất giỏi về kĩ thuật nhưng nếu họ không có khả tổ chức, hàng đống công việc cần được thực hiện và cuối cùng sẽ bị tràn ngập bởi sức ép dự án. Người lập trình viên giỏi luôn lên kế hoạch cho công việc của mình và đánh giá tầm quan trọng của dự án với các nhiệm vụ hàng ngày chi tiết và ưu tiên những việc quan trọng trước. Họ sắp xếp công việc hằng ngày, các cuộc họp, nhiệm vụ và cập nhật mọi thứ mà họ phải đạt được trong ngày để cho mọi việc sẽ không bị trì hoãn sang ngày sau. Họ lưu lại tất cả công việc của mình và có thể, báo cáo cho cuộc họp, và cung cấp các chi tiết khác khi được yêu cầu. Bằng cách làm việc theo thời gian biểu lịch biểu, công việc sẽ trở nên đơn giản hơn trong tầm tay, đạt được mục tiêu cuối cùng của dự án. Ngược lại, người lập trình viên trung bình không nghĩ xa trước mà chỉ làm việc tương ứng với điều người quản lí giao cho họ . Khi có sự thay đổi hoặc vấn đề xảy ra, họ không biết phải ưu tiên cái gì và không có kế hoạch hoàn thành chúng mà dựa vào người quản lí dự án phân công cho họ việc tương ứng. Người lập trình viên giỏi nhất không chỉ nghĩ về mục đích dự án, mà còn hình dung nó và hiểu cách hoàn thành nó bởi vì họ có thể thấy chính xác điều họ phải làm từng ngày, từng tuần, từng tháng để đáp ứng mong đợi.
Người lập trình viên giỏi nhất sẽ thường xuyên cải tiến kĩ năng của họ. Họ sẽ luôn tìm kiếm tri thức mới và thường không đợi Manager yêu cầu. Họ học điều mới theo cách riêng , bởi vì họ thực sự muốn là người giỏi nhất trong lĩnh vực mà họ biết. Các lập trình viên giỏi thật sự thường quan tâm đến các Event mới về công nghệ, các khóa học mới và họ sẽ chủ động tham dự, học hỏi những công nghệ mới để phát triển bản thân, cũng như mong muốn đóng góp các kiến thức mới vào công việc
Những lập trình viên trung bình không thích học cái mới nhiều bởi vì họ tin rằng họ đã tốt nghiệp đại học, đã có bằng cấp và biết “đủ để làm việc của mình”. Họ bằng lòng với điều đang có nhưng có lẽ, các bạn ấy quên rằng, công nghệ sẽ luôn thay đổi từng giây, và có lẽ sau vài năm nữa, các bạn ấy nên lo lắng về kĩ năng của mình liệu có đủ khả năng để đáp ứng được công việc hiện tại hay không. Công nghệ phần mềm là ngành rất năng động và nếu người ta không giữ cùng nhịp với sự thay đổi của công nghệ, họ có thể bị đào thải.
Có nhiều lập trình viên trung bình trong công nghiệp ngày nay nhưng có rất ít “lập trình viên giỏi thực sự”. Lí do thật đơn giản: ngày nay rất ít trường dạy cách làm việc nhóm trong chương trình đào tạo lập trình viên. Lập trình viên trung bình có thể giỏi về kĩ thuật nhưng lại nghèo nàn kiến thức làm việc nhóm và sắp xếp hệ thống công việc hằng ngày.
5. Đừng trở thành lập trình viên khi bạn không có đam mê.
Là người lập trình viên và một giáo sư, lời khuyên cuối cùng của tôi muốn dành cho bạn là bạn cần có đam mê với công việc mà bạn muốn gắn bó lâu dài. Không có đam mê, bạn sẽ không bao giờ vươn xa trong sự nghiệp lập trình viên cả. Thiếu đam mê chính là lí do chính tạo nên việc rất nhiều lập trình viên không thể trở thành giỏi trong dù họ có kiến thức và có cố gắng bằng mọi cách. Tất nhiên ai cũng hiểu, ngồi làm việc bạn không thích sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả tốt nhất. Hãy nhớ những lời khuyên này, bạn có thể có được vị trí bạn muốn, cải thiện bản thân và vươn xa hơn trong sự nghiệp, và bạn sẽ hạnh phúc hơn với nghề của mình, vì ngành IT luôn đời hỏi những lập trình viên thực sự giỏi và còn điều gì tuyệt vời khi biết rằng trong tương lai bạn là một trong số họ.
Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉 Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1) Data Scientist full-stack
2) Embedded System & IoT development full-stack
3) Game development full-stack
4) Web development full-stack
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn.
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!