5 thói quen sáng thứ 2 giúp lập trình viên có tuần làm việc hiệu quả

Cập nhật ngày: 08/10/2024 - Đã có 1327 lượt xem bài viết này!
5 thói quen sáng thứ 2 giúp lập trình viên có tuần làm việc hiệu quả
Khi xây dựng 1 ứng dụng có rất nhiều điều cần lưu ý. Nếu bạn là 1 Product Manager hoặc bạn là techlead, có lẽ bạn có hẳn 1 list những vấn đề cần quan tâm. Và sớm hay muộn, điều đó cũng dẫn tới hệ quả là những điều quan trọng nhất sẽ không được quan tâm một cách thích đáng. Tôi tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của thói quen. Vì vậy, theo lời khuyên của Eisenhower, tôi đã lên thời gian biểu vào mỗi buổi sáng thứ hai, và đây là 5 điều tôi chắc chắn rằng mình sẽ làm.

5 thói quen sáng thứ 2 giúp lập trình viên có tuần làm việc hiệu quả

Danh mục:

1. Phân tích thống kê và KPIs

2. Kiểm duyệt sản phẩm

3. Kiểm tra đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm liên quan

4. Tuần này bạn muốn trả lời câu hỏi gì?

5. Thúc đẩy trải nghiệm / tương tác khách hàng

1. Phân tích thống kê và KPIs

Tôi có thể nói điều này có lẽ nên là một thói quen hàng ngày. Tôi đoán không cần phải nói thêm về tầm quan trọng của nó. Theo Drucker, vì bạn không thể đo lường nó, bạn không thể quản lý nó.

Ngay cả khi bạn nhìn vào các KPI của bạn mỗi ngày, dành thêm thời gian vào thứ Hai phục vụ 2 mục đích:

- Xác định thời gian cụ thể trong tuần để so sánh kết quả giữ các tuần .

- Khám phá hành vi người dùng: có thể đây là một phần của đánh giá hàng ngày của bạn bao gồm các KPI chính cho các sản phẩm của bạn. Nhưng điều này sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ cái nhìn sâu sắc về hành vi người dùng … những gì đang chi phối KPIs? (nó thực sự sẽ hữu ích cho quyết định sản phẩm). Khám phá hành vi và nhận được những hiểu biết này là một cách tuyệt vời để bắt đầu một tuần mới với những việc cần thực hiện sau đó.

Ví dụ:

Trong khi làm việc về thương mại điện tử, tôi đã dành thêm thời gian vào mỗi buổi sáng thứ hai để khám phá hành vi “người mua” liên quan đến việc sử dụng bộ lọc. Mặc dù mức sử dụng bộ lọc thấp, nhưng những người sử dụng chúng có khả năng mua gấp đôi. Khám phá Insight khách hàng cung cấp cái nhìn sâu sắc rõ ràng hơn về khả năng chuyển đổi hành vi người mua.

2. Kiểm duyệt sản phẩm

Điều này nghe có vẻ rõ ràng, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là rất nhiều người không làm điều này.

Trong trường hợp của tôi, tôi tiến hành kiểm duyệt sản phẩm một cách ngẫu nhiên, vào những thời điểm bất kì.

Khi tôi thiết lập nó như là một thói quen, tôi tạo ra danh sách các trường hợp lỗi thường gặp và cố gắng nhắc nhở mình thường xuyên.

Nhưng tôi nhận thấy rằng mình muốn đưa nhiệm vụ kiểm duyệt sản phẩm lần cuối vào list những công việc cần làm ngày thứ 2. Vì vậy, tôi đã tạo ra một ” backlog ” nhỏ để đánh giá lỗi thường xuyên, cố gắng dựa trên kinh nghiệm của người dùng đang sử dụng sản phẩm đó (tương tự như tôi sẽ yêu cầu người dùng làm thử nghiệm khả năng sử dụng)

Ví dụ:

Trước đây khi làm việc cho một công ty video game, tôi dành 5-10 phút mỗi ngày để … chơi game  .

Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tôi đã không dành đủ thời gian đủ để hiểu về trải nghiệm người dùng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm, mỗi tháng chúng tôi có từ 20% đến 80% số người dùng mới, do đó, tại bất kỳ thời điểm nào, nó là một con số lớn.

Đó là lý do tại sao tôi buộc bản thân phải trải nghiệm sản phẩm mỗi 2 tuần, nhờ thói quen này mà các tính năng mới sẽ luôn phù hợp với trải nghiệm người dùng mới.

3. Kiểm tra đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm liên quan

Tôi tin rằng bất cứ ai làm việc liên quan đến các sản phẩm kỹ thuật đều kiểm tra đối thủ cạnh tranh.

Tương tự như với sản phẩm của tôi, trước khi tôi xây dựng thói quen này tôi đã kiểm tra đối thủ cạnh tranh theo một cách ngẫu nhiên và với mục đích ngẫu nhiên. Điều này, tất nhiên, đã khiến tôi bỏ qua rất nhiều cải tiến quan trọng, hoặc các tính năng mới không được kiểm soát.

Bây giờ tôi có một danh sách các đối thủ cạnh tranh tôi muốn đảm bảo kiểm tra thường xuyên các đối thủ của mình và cập nhật những thay đổi mỗi tuần.

Tôi cũng có một danh sách các công ty không phải là công ty đối thủ nhưng là nguồn cảm hứng cho sản phẩm của tôi. Ví dụ như Amazon, làm cách nào tôi có thể cải thiện thanh toán dựa trên kinh nghiệm tuyệt vời mà họ cung cấp?

Có một vài trường hợp tôi thường sử dụng, bao gồm cả các công việc ở thói quen #2 để đảm bảo rằng không có bất kì sự trùng lặp thông tin nào

Dựa vào ví dụ cuối ở dưới, tôi bắt đầu kiểm tra sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, thường xuyên và các sản phẩm có liên quan phổ biến tại thời điểm đó.

4. Tuần này bạn muốn trả lời câu hỏi gì?

Có thể bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể đưa ra những giả thuyết và ý tưởng, và rất có thể có nhiều người sẽ đến mang theo những ý tưởng và giả thuyết khác và thuyết phục bạn thêm chúng vào danh sách của bạn.

Buổi sáng thứ hai là một thời điểm tuyệt vời để tổ chức lại chúng. Trong trường hợp của tôi, chỉ cần trải qua thói quen phân tích KPI, đánh giá sản phẩm và điểm chuẩn, cho tôi cái nhìn tổng thể vấn đề để quyết định ưu tiên trả lời những câu hỏi nào trước.

Cho dù bạn có một “backlog ý tưởng”, một sơ đồ cơ hội-giải pháp, hoặc một danh sách các việc đang làm, tôi vẫn khuyên bạn sử dụng buổi sáng thứ hai để tập trung và đưa ra một câu hỏi bạn muốn trả lời trong tuần đó.

Trở lại trải nghiệm của tôi trong trò chơi game, chúng tôi đã có phiên bản alpha cho một trò chơi mới, tỷ lệ người chơi cao hơn so với phiên đầu tiên. Theo thói quen # 1 chúng tôi đã xác định được một mô hình: chúng tôi thấy rằng khi người chơi đạt đến “Cấp 5”, sự gắn bó của họ tốt hơn nhiều. Vì vậy, cơ hội / giả thiết / câu hỏi mà tôi muốn trả lời trong tuần đó chỉ đơn giản là: điều gì sẽ làm cho nhiều người đạt đến cấp 5?

Tôi sẽ trở lại phân tích ví dụ này ở thói quen tiếp theo.

Hãy nhớ rằng câu hỏi để trả lời có thể liên quan đến nhiều khía cạnh của sản phẩm. Bạn có thể có các câu hỏi nghiên cứu theo định hướng (nghĩa là chúng ta đang giải quyết vấn đề gì?) Hoặc có nhiều đề xuất về giá trị liên quan (ví dụ: ai sẽ muốn tính năng này?). Có rất nhiều lựa chọn. Điều quan trọng là nắm bắt cái gì đó mà bạn muốn có thêm thông tin để đưa ra quyết định sản phẩm.

5. Thúc đẩy trải nghiệm / tương tác khách hàng

Sau khi chọn một giả thuyết hoặc một câu hỏi mà bạn muốn giải quyết trong tuần này, bước tiếp theo là để suy nghĩ cách để trả lời.

Thông thường, điều này trở nên hoặc là:

Thử nghiệm: thiết lập 1 cửa hàng giả hoặc trang đích để thử nghiệm đề xuất giá trị, giải pháp trợ giúp đặc biệt hoặc bất cứ điều gì bạn có thể chạy nhanh để tìm hiểu về những kết quả có thể xảy ra với những gì bạn dự định xây dựng.

(Hoặc là) Một cuộc phỏng vấn / kiểm tra khả năng sử dụng: với mục tiêu cụ thể này, hãy đối mặt với khách hàng trong các cuộc đối thoại trực tiếp để tìm hiểu thêm về sản phẩm (trên sản phẩm hiện tại của bạn hoặc một nguyên mẫu cho những ý tưởng mới).

Ví dụ:

Tiếp theo ví dụ “mức 5” của thói quen số 4, chúng tôi đã sử dụng UserTesting.com để thuê 5 người dùng, với 4 nhiệm vụ được dự định để họ chơi trò chơi thông qua các giai đoạn đầu.

2 ngày sau chúng tôi đã có 5 video video 1 giờ sử dụng trò chơi.

Chúng tôi tìm thấy 2 vấn đề:

- Một vấn đề về khả năng sử dụng thông thường: khi mà hướng dẫn các bước không rõ ràng, vì vậy chúng tôi đã cố gắng thay hướng dẫn chơi rõ ràng hơn

- Thứ hai đòi hỏi một số ngữ cảnh phù hợp: Trò chơi có một “cơ chế năng lượng” đặc biệt, đã cạn dần theo thời gian và người chơi phải đợi cho đến khi nó được sạc lại để tiếp tục chơi (hoặc trả tiền để có thêm năng lượng). Đây là một cơ chế rất phù hợp với các trò chơi online, khá giống với trò chơi Candy Crash là một ví dụ thiết thực nhất.

Chúng tôi phát hiện ra rằng năng lượng này đã cạn kiệt trước khi đạt đến cấp độ 5. Vì vậy, giả thuyết mới chúng tôi tạo ra là: “Nếu người chơi có thể tiếp tục trò chơi của mình mà không có những hạn chế về năng lượng đến cấp 5, nhiều người sẽ đạt được và cải thiện mức độ duy trì tổng thể”.

Vì vậy, quay trở lại mục tiêu ban đầu, chúng tôi đã có thêm thông tin về câu hỏi chúng tôi có trong tuần đó và nó cũng cung cấp một mục tiêu rõ ràng cho tuần sau mà chúng tôi có thể dễ dàng kiểm tra A / B.

Tại sao lại là thứ 2

Đối với tôi, bắt đầu tuần mới với những hoạt động quan trọng cảm giác như mọi thứ đều trở nên cấp bách, nếu không giải quyết sẽ giết chết những điều quan trọng. Và nó cũng cho bạn một cái nhìn về những gì cần tập trung và làm rõ các bước tiếp theo cần làm trong tuần: nếu bạn quản lý một cuộc thử nghiệm mỗi tuần, chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn hầu hết các công ty khác.

Thói quen hàng tuần của bạn là gì? Tôi nên thêm gì vào danh sách?

Tôi hy vọng điều này sẽ giúp người khác xây dựng sản phẩm tốt hơn.

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục