50 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên phổ biến trên thế giới
Rất nhiều người đi phỏng vấn luôn mang tâm thế “trả bài”. Tức là học lấy học để một số câu hỏi “tủ” để lên đối đáp với nhà tuyển dụng. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, việc lệ thuộc quá vào những câu hỏi có sẵn sẽ lấy đi sự linh hoạt của bạn. Nhất là một số câu hỏi “bẫy”, nếu bạn không dựa vào kinh nghiệm của chính mình, bạn sẽ bị kẹt trong đó.
Nhưng với ngành công nghệ thông tin, việc chuẩn bị các câu hỏi để ứng biến với nhà tuyển dụng là một điều khôn ngoan.
Bởi vì kiến thức và kinh nghiệm của bạn có giới hạn, nhưng đề tài để được đưa ra làm câu hỏi thì bao la. Ngay cả những lập trình viên kỳ cựu cũng phải chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt kiến thức và tâm lý. Thực ra, bạn cũng không cần phải lật lại những giáo trình rối rắm đâu, chỉ cần biết được vị trí mà bạn đang ứng tuyển vào cần những yêu cầu gì. Rồi từ đó hệ thống lại thôi. 50 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên này hy vọng sẽ trở thành một phần nhỏ đóng góp cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
50 câu hỏi phỏng vấn lập trình viên phổ biến trên thế giới:
1. Bạn sử dụng những công cụ lập trình nào?
2. Bạn chuyên sử dụng ngôn ngữ lập trình nào?
3. Bạn sử dụng công cụ quản lý mã nguồn nào?
4. Bạn có bằng cấp nào về kĩ thuật chưa?
5. Bạn làm gì để duy trì giá trị bằng cấp của bạn?
6. Kiến thức hiện tại của bạn giúp bạn được gì trong công việc này?
7. Bạn đánh giá mức độ cạnh tranh cho công việc này như thế nào?
8. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
9. Hãy kể tên những dự án gần đây của bạn và bạn đóng vai trò gì trong dự án đó?
10. Từ những thông tin về vị trí tuyển dụng này, bạn nghĩ bạn sẽ làm gì trong từng ngày để đạt được yêu cầu đó?
11. Bạn kì vọng những thách thức nào đặt ra với công việc này?
12. Làm việc trực tiếp với người dùng doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
13. Những yếu tố nào quan trọng làm nên thành công của một team?
14. Hãy kể tôi nghe về dự án mà bạn cảm thấy tự hào nhất, đóng góp của bạn cho dự án đó là gì.
15. Hãy mô tả quá trình deploy production.
16. Hãy cho một ví dụ thực tế trường hợp bạn đã áp dụng kiến thức về lập trình của bạn.
17. Bạn đã quản lý mã nguồn như thế nào?
18. Bạn đã làm gì để đảm bảo chất lượng cho những sản phẩm của mình?
19. Bạn dành bao nhiêu phần trăm thời gian để testing?
20. Bạn mong đợi gì ở những tài liệu về các giải pháp mà bạn được cung cấp?
21. Mô tả một thời điểm bạn có thể cải thiện thiết kế của mình.
22. Bạn sử dụng lại bao nhiêu phần code của mình và sử dụng nó thế nào?
23. Bạn ưa thích cái nào hơn: định hướng dịch vụ hay các giải pháp định hướng hàng loạt?
24. Lần cuối cùng bạn tải về một tiện ích từ Internet để đảm bảo năng suất công việc của mình, và tiện ích đó là gì?
25. Bạn đã làm gì để đảm bảo sự đồng bộ giữa các đơn vị, chất lượng và môi trường production?
26. Mô tả những nhân tố của cấu trúc nhiều lớp và công dụng của chúng là gì.
27. So sánh hai dịch vụ web REST và SOAP
28. Định nghĩa về tính xác thực (Authentication) và tính thẩm quyền (Authorization) và những công cụ được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình deploy.
29. ETL là gì và khi nào nên sử dụng nó?
30. Bạn được yêu cầu nghiên cứu một công cụ mới phục vụ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn đề xuất hai giải pháp. Một là giải pháp On-Premises, còn lại Cloud. Giả sử rằng cả hai đều có chức năng ngang nhau, bạn sẽ tư vấn cái nào hơn?
31. Bạn làm gì để đảm bảo bạn cung cấp những dự đoán chính xác cho dự án của mình.
32. Bạn thường xuyên theo dõi website công nghệ nào?
33. Bạn đã bao giờ sử dụng Visual Studio chưa?
34. Bạn đã bao giờ sử dụng Eclipse chưa?
35. SAN là gì, nó được sử dụng như thế nào?
36. Phân nhóm là gì, hãy mô tả cách sử dụng nó.
37. Vai trò của DMZ trong cấu trúc mạng?
38. Làm thế nào để bạn đẩy mạnh tính toàn vẹn quan trọng trong thiết kế cơ sở dữ liệu?
39. Khi nào thích hợp để denormalize thiết kế cơ sở dữ liệu?
40. Sự khác nhau giữa OLAP và OLTP là gì? Mỗi cái được sử dụng khi nào?
41. Bạn biết rằng các doanh nghiệp hiện dang sử dụng Excel Spreadsheet và Dữ liệu Access để quản lý công việc. Rủi ro cho việc đó là gì, bạn có đề xuất như thế nào để giảm tải rủi ro đó?
42. Bạn đã sử dụng tool được build tự động nào chưa?
43. Vai trò của hệ thống tích hợp liên tục trong quá trình build tự động là gì?
44. Mô tả sự khác nhau giữa optimistic locking và pessimistic locking.
45. Trong cơ sở dữ liệu, sự khác nhau giữa Lệnh Truncate và Delete là gì?
46. Transaction log là gì, chúng được sử dụng như thế nào?
47. Những yếu tố quan trọng đối với một cơ sở dữ liệu, làm cách nào để bạn đo lường được chúng?
48. Vai trò của mô hình SNMP
49. Cross site scripting attack là gì, làm cách nào để ngăn chặn chúng?
50. Trong an ninh mạng, honey pot là gì, tại sao chúng lại được sử dụng?
Với 50 câu hỏi phỏng vấn trên, có bạn sẽ cảm thấy chúng quen thuộc, có bạn lại cảm thấy chúng xa lạ. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Bởi vì đây là những câu hỏi được chắt lọc từ hàng triệu cuộc phỏng vấn lập trình viên trên toàn thế giới. Mỗi công ty, tùy vào văn hóa và tùy vào mục tiêu của mình mà biến hóa các câu hỏi theo một tiêu chuẩn riêng. 50 câu hỏi trên chỉ là mang tính chất khái quát cho ngành công nghệ lập trình. Đi sâu hơn thì sẽ còn những câu hỏi theo nhiều tiêu chí.
Câu hỏi phỏng vấn theo ngôn ngữ lập trình (Bao gồm toàn bộ những câu hỏi về ngôn ngữ C, PHP, Python, Java,....)
Câu hỏi phỏng vấn theo chức vụ (Bao gồm câu hỏi phỏng vấn tester, coder, product owner, business analyst).
Câu hỏi phỏng vấn theo cấp bậc (Bao gồm câu hỏi cho junior, senior, manager, director,...)
Không chỉ riêng gì ngành công nghệ thông tin, mà bất cứ ngành nào cũng vậy, cho dù bạn ở vị trí nào, chuyên môn ra sao thì sự cầu tiến luôn là yếu tố then chốt để có thể làm được bất kỳ công việc gì. Một số lập trình viên ngày nay, vì không tự tin vào bản thân mình khi phỏng vấn nên chấp nhận với sự nhàm chán trong công việc của mình. Hãy thường xuyên theo dõi những kinh nghiệm phỏng vấn developer của những người đi trước, bạn sẽ thêm phần vững tin hơn đấy. Chúc bạn có thể tìm được công việc như ý muốn!
Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉 Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1) Data Scientist full-stack
2) Embedded System & IoT development full-stack
3) Game development full-stack
4) Web development full-stack
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn.
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!